Home CÙNG CƠ HỘI VÀ THỬ THÁCHỨNG DỤNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG TÂY Tổng quan về xu hướng tiêu cực của con số chủ đạo và lời khuyên

Tổng quan về xu hướng tiêu cực của con số chủ đạo và lời khuyên

by Trang
ý nghĩa của các con số thần số học

Với Thần số học, mỗi con số luôn ẩn chứa cả điểm mạnh và điểm yếu, tiềm năng và mặt hạn chế tương ứng.

Khi hiểu về ý nghĩa của các con số chủ đạo, hiểu về những điểm yếu và các thử thách trong tính cách, bản chất của con người bạn, bạn sẽ biết cách đối diện, và phát triển bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày.

MỤC LỤC ĐỌC NHANH

1. Lợi ích của việc hiểu rõ về những mặt hạn chế, điểm yếu của bản thân?

Bên cạnh những đặc điểm nổi bật về điểm mạnh và tiềm năng của mỗi con số chủ đạo (chỉ số đường đời) thì ý nghĩa của các con số này cũng chỉ cho bạn biết những điểm yếu và mặt hạn chế của bản thân.

Tuy nhiên, hãy đón nhận mọi thứ với góc nhìn tích cực nhé!

Chúng ta cần hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các con số. Hiểu về bản chất mọi vấn đề, sự kiện xảy ra trong cuộc sống nói chung, và hiểu được toàn diện về cả điểm hạn chế và những bài học thử thách của mỗi con số nói riêng thì ta sẽ dần biết cách để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thay đổi đầu tiên khi bạn hiểu về bản chất điểm yếu của con số chủ đạo, đó chính là sự bao dung hơn với chính bản thân.

Là sự bao dung, yêu thương và chấp nhận những sai phạm, những lỗi lầm mà mình đã mắc phải trong quá khứ. Những sai phạm, cú ngã, thất bại từ quá khứ mà đến hiện tại vẫn dằn vặt bạn.

Bao dung không có nghĩa là "xí xóa" hoàn toàn mọi sai phạm cũ nhé.

Nếu sai phạm, điểm yếu nào của bản thân mà bạn cũng làm ngơ, bỏ qua dễ dàng như vậy thì mình nghĩ sẽ có ngày "giọt nước sẽ tràn ly" sớm thôi.

Tất nhiên, bạn chính là người tự gánh chịu hậu quả đó. Và đến ngày mọi thứ bung bét như vậy, bạn sẽ rất khó có thể truy vết lại quá khứ để tìm ra nguồn gốc vấn đề ở đâu, tại sao lại như vậy.

Bao dung chỉ đơn giản bạn sẽ chấp nhận con người thật của mình. Nhìn rõ bản thân mình hơn, nhìn rõ bản chất của vấn đề với góc nhìn thông thái và đa chiều hơn.

Không còn là đổ lỗi cho ngoại cảnh hay cho bất kỳ người nào khác.

Mỗi chúng ta đều nên tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Chúng ta đều có quyền được tự do chọn lựa cách mình phản ứng (phản ứng khác với phản xạ nhé). Và cách mình hành động, rút ra bài học ra sao với mỗi tình huống, sự kiện bất ngờ trong cuộc sống nhộn nhịp này.

Thay đổi tiếp theo là bạn biết cách để khắc phục, cải thiện dần những hạn chế của bản thân.

Tùy mức độ, thái độ và cách chúng ta hành động quyết liệt ra sao thì những điểm hạn chế này có thể biến thành "kho vàng" đang đợi ta khai thác.

Bài kiểm tra, thử thách càng khó thì món quà bạn nhận được sẽ càng lớn.

Để hiểu thêm về các đặc điểm, ý nghĩa của các con số tác động đến cuộc sống ra sao. Và tầm quan trọng của con Số chủ đạo (chỉ số đường đời) cùng hướng sự nghiệp, các ngành nghề phù hợp tương ứng. Bạn có thể đọc thêm bài viết mình đính kèm dưới đây nhé.

Xem thêm: Con số chủ đạo của bạn mang theo những tiềm năng, cơ hội và thử thách như thế nào trong cuộc sống?

ý nghĩa của các con số thần số học

2. Cách tính con số chủ đạo

Theo trường phái Pythagoras, con số chủ đạo được tính như sau:

  • Rút gọn tổng từng cụm số ngày - tháng - năm sinh (dương lịch), tổng về kết quả từ 1 đến 11
  • Rút gọn tổng của các cụm trên về đến khi nào số này nằm trong ngưỡng từ 2 đến 11.
  • Lưu ý rằng, số 1 không được sử dụng là con số chủ đạo (số đường đời).
  • Số 10 có đặc điểm tương tự số 1, số 11 có đặc điểm tương tự số 2. Nhưng chúng là ở cấp độ mở rộng và sâu sắc hơn, tiềm năng và thử thách hơn.

Ví dụ:

David Beckham: 2-5-1975
  • 1975 = 1+9+7+5 = 22 = 2+2 = 4

=> Số chủ đạo = 2+5+4 = 11

Jennifer Aniston: 11-2-1969
  • 1969 = 1+9+6+9 = 25 = 2+5 = 7

=> Số chủ đạo = 11+2+7 = 20 = 2

Bill Gates: 28-10-1955
  • 28 = 2+8 = 10 = 1+0 =1
  • 10 = 1+0 = 1
  • 1955 = 1+9+5+5 = 20 = 2+0 = 2

=> Số chủ đạo = 1+1+2 = 4

3. Ý nghĩa của các con số: Mặt tiêu cực, hạn chế và lời khuyên

Con số chủ đạo 2-3-4-5-6

Con số chủ đạoMặt tiêu cựcLời khuyên
Số 2. Người hòa giải.- Thường lo lắng đến việc người khác nghĩ thế nào về mình.
- Có xu hướng dựa dẫm quá nhiều vào lý trí, phân tích mà bỏ qua phần trực giác dẫn đến đưa ra nhận định và lựa chọn sai lầm.
- Vì có xu hướng quá yêu thương chăm lo cho mọi người xung quanh nên nhiều khi kiệt sức và dễ có cảm giác "mắc nợ" mọi người.
- Và dù bản thân thích chăm sóc mọi người nhưng cũng hay có xu hướng tự tủi thân theo kiểu "Ồ, tại sao tôi phải cung phụng mấy người hoài thế"
- Dễ bị tình cảm trói buộc, hút cạn năng lượng.
- Tình thần thất thường, dễ lo lắng thái quá sinh bênh trầm cảm và các vấn đề về dạ dày.
- Dễ giận dữ khi bị ép buộc hoặc hoảng sợ
- Nên chú tâm đến trực giác của mình nhiều hơn, vì sử dụng trực giác cũng là một điều rất hữu dụng và cần được rèn luyện duy trì.
- Nên cân nhắc sự nhường nhịn ý kiến và cảm xúc cá nhân, hoặc thỏa hiệp để giữ hòa khí. Vì sau đó điều này nếu không thực sự cảm thấy thỏa đáng thì có thể tạo ra sự oán giận.
- Tránh đặt mình vào những tình huống bị chối từ vì như thế họ dễ trở nên tức giận, phẫn uất.
- Vì đặt nặng cảm xúc, tình cảm với mọi người nên càng cần cẩn thận khi thiết lập mối quan hệ với người khác.
Số 3. Người truyền đạt.- Dễ thiếu kiên nhẫn và kém bao dung với những người kém nhanh nhạy. Thường phê bình "khả năng tư duy hạn chế" của những người tư duy chậm hơn họ.
- Dễ khắt khe với bản thân. Có tâm lý tự ti, thường dùng năng khiếu hài hước của mình để che giấu sự bất an.
- Khi sống kém tích cực dễ để lại ấn tượng là người trịch thượng, gia trưởng. Hoặc thích chỉ đạo người khác và nói nhiều, khó giữ bí mật được.
- Dễ hình thành tính cách xét nét, bình phẩm mọi người, đặc biệt là với gia đình và người thân quen.
- Dù thuộc kiểu người miệng lưỡi sắc bén, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương do lời nói của người khác.
- Cần tránh tính chuyên quyền khi làm việc.
- Cầm học cách phát triển khả năng cảm nhận cảm xúc của người khác để có thể giao tiếp cẩn trọng hơn. Nhờ đó giúp tránh làm tổn thương người khác. Tránh để mọi người xung quanh hiểu lầm, để họ cảm thấy được tôn trọng.
- Cần hạn chế phê bình, chỉ trích người khác. Nên vận dụng sự sáng tạo và bản tính kiên cường để mang lại năng lượng tươi mới cho mọi người xung quanh.
- Biết nhìn nhận những trải nghiệm kém vui, nhàm chán nhu cơ hội phát triển, rèn luyện.
- Cần học cách lùi lại phía sau, bớt tính bao đồng, tin tưởng mọi người có thể làm tốt việc của họ.
Số 4. Người thầy.- Thường dễ rơi vào tình trạng đắm chìm trong công việc và xao lãng gia đình.
- Nếu không có khả năng cân bằng cảm xúc sẽ dễ đánh mất bản thân vì những tham vọng bất thành. Dễ bị kéo lệch về hướng vật chất, gây ra các vấn đề tâm lý, stress nhiều.
- Thường nghĩ quá nhiều, rất sợ bị phê bình nên thường giữ nhiều suy nghĩ, ý tưởng trong đầu. Điều này dẫn đến việc có thể ý tưởng mãi chỉ là ý tưởng.
- Có xu hướng muốn mọi thứ phải trong tầm kiểm soát, theo đúng kế hoạch, dẫn đến việc dễ cảm thấy bi quan trong lòng.
- Cần tìm đến các nhu cầu giải tỏa căng thẳng lành mạnh, dành thời gian thư giãn nhiều hơn.
- Có thể tập vận dụng năng lực trí não thông qua các bài tập hoặc trò chơi rèn luyện trí nhớ
- Nên sử dụng viết lách, viết nhật ký để viết ra các ý nghĩ và thanh lọc những phiền toái.
- Rèn luyện sự linh hoạt hơn trong các cách ứng xử và lập kế hoạch.
- Nên học cách thể hiện mặt yếu đuối của mình với những người thân thiết.
Số 5. Người lữ khách.- Dễ gặp các vấn đề về cảm xúc, nghiện những thứ vô độ
- Khi ở trạng thái tiêu cực, thường hay chê bai dè bỉu mọi thứ
- Có xu hướng tránh né nghe lời khuyên của người khác. Họ có thể lắc đầu phản đối hoặc gật đầu đồng ý khi bạn nói, nhưng sự thật thì tâm trí của họ thường đang ở nơi khác rồi.
- Khi bị gò bó, họ trở nên ủ dột, tâm trạng lên xuống thất thường, thậm chí là lãnh đạm.
- Vì quá đam mê sự tự do, nên họ thường không nhận ra ý nghĩa của sự gò bó là để rèn luyện tính kiên nhẫn, tinh thần hợp tác và khả năng tự kiềm chế.
- Do thường không tập trung vào chi tiết nên họ dễ mắc sai lầm trong công việc. Trầm trọng hơn có thể dẫn đến lo âu và băn khoăn, stress vì tính quy củ, nguyên tắc của môi trường văn phòng.
- Nên tránh việc kết hôn sớm
- Cần rèn luyện tính bình tĩnh và kiên định
- Dù là người tìm kiếm tự do, thường muốn quay về những ngày tháng vô lo hồn nhiên. Nhưng chắc chắn chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ. Mà cần phải tìm hiểu rõ những lý do tại sao bản thân cứ luôn không chịu được sự trói buộc và quy tắc. Để tập trung ngẫm nghĩ và hiểu được bài học thu được sau mỗi lần thấy bức bối vì môi trường xung quanh.
- Cần chú ý nhiều hơn vào các chi tiết, rèn luyện lối suy nghĩ thực tế hơn, biết nhìn cuộc đời qua lăng kính rộng mở hơn.
- Vì bản tính giàu lòng trắc ẩn nên có thể học cách ý thức lấy tình yêu thương làm động lực cho mọi hành động rèn giũa của bản thân.
Số 6. Người mẹ.- Nếu tập trung quá nhiều vào gia đình có thể dẫn đến tình huống họ đề cao gia đình thái quá. Dẫn đến những nỗi lo tiêu cực và mong muốn sở hữu lệch lạc.
- Khi gia đình không như xu hướng họ mong muốn, họ dễ dẫn đến tình trạng than vãn, đổi lỗi.
- Đa số thướng khao khát sự bình yên và hạnh phúc gia đình bằng mọi giá. Đôi khi được thể hiện như sự cam chịu và dễ thành nhược điểm của họ. Khiến họ có xu hướng tự hủy hoại bản thân và khó tìm được niềm vui trong cuộc sống.
- Mỗi khi cơn giận bộc phát sẽ làm mọi người xung quanh hoảng sợ, và đó thường là dấu chấm hết cho mọi mối quan hệ.
- Cần học cách bảo vệ bản thân để lòng tốt của mình không bị lợi dụng. Và từ đó có thể thể hiện được tính sáng tạo tuyệt vời của mình thay vì bị thao túng bởi hoàn cảnh sống
- Cần học cách phân biệt giữa giúp đỡ và can thiệp thái quá.
- Nên tránh tâm lý sở hữu, kiểm soát.
- Nên tìm cách thể hiện tình yêu thương của mình với người xung quanh sáng tạo là linh hoạt hơn.
- Cần học cách trở nên kiên quyết, biết lúc nào nên nhượng bộ, lúc nào không.
ý nghĩa của các con số thần số học
Nikola Tesla là nhà sáng chế thiên tài đã phát minh ra hàng trăm thiết bị và quy trình làm thay đổi thế giới.

Con số chủ đạo 7-8-9-10-11

Con số chủ đạoMặt tiêu cựcLời khuyên
Số 7. Người tìm kiến đức tin.- Vì rung động số 7 thường có một tiêu chuẩn đánh giá riêng nên có thể gây hiểu lầm cho người đối diện là bị xét nét.
- Dễ bị hiểu lầm là lạnh lùng, khó gần, nhưng nguyên nhân chính là do số 7 muốn đứng lùi lại một chút để dễ dàng quan sát thế giới hơn.
- Thường khó mở lời yêu thương hay khen mọi người.
- Thuộc kiểu người rất thẳng thắn nên khi không thích ai thì họ có thể nói lời cay nghiệt, thái độ lạnh như băng.
- Thường khó sống theo quy củ mà người khác đặt ra, trong khi họ lại là người thường áp quy củ của họ lên người khác.
- Thường khá cố chấp khi nhận lời khuyên từ người khác, có thái độ thích dạy người khác chứ không thích được người khác chỉ dạy
- Vì thuộc kiểu người khá cứng đầu, luôn thích học hỏi theo cách riêng của mình, thích học bằng cách tự trải nghiệm. Nên thường phải hy sinh ít nhất một trong 3 khía cạnh: sức khỏe, tình yêu, tiền tài. Nếu vượt qua được thử thách, họ sẽ trở thành người có vốn sống và trải nghiệm sâu sắc để giúp người, giúp đời
- Thiên nhiên, biển, sông suối, hay bất kỳ thứ gì liên quan đến nước đều giúp họ thư giãn.
- Có tình yêu kỳ lạ với những gì giản đơn, nên khi cảm thấy không có đủ sự đồng cảm với người khác, họ có thể tự chữa lành bản thân bằng tình yêu với động vật, thiên nhiên.
- Cần ý thức tìm được đức tin cho bản thân. Điều này không có nghĩa là cần đặt niềm tin vào một tôn giáo nào định sẵn, mà đơn giản là niềm tin từ những thứ khác, niềm tin với cuộc sống.
- Cần có nhiều khoảng không gian một mình, khi đó sẽ phát huy được năng lực tâm linh, trở về được bản ngã nguyên thủy.
- Nên tập nói nhiều lời yêu thương hơn.
Số 8. Người điều hành.- Có xu hướng nói thẳng, luôn phân định trắng đen rõ ràng mà không quan tâm đến cảm nhận của người nghe. Thường những điều họ nói sẽ làm người khác cảm thấy sốc và đau đớn.
- Khi ở nhà, họ thường xuyên biểu đạt thái độ lạnh nhạt, thờ ơ. Tất cả là do đặc điểm khó mở lời, khó bày tỏ cảm xúc của họ.
- Thường cảm thấy khó chịu khi có ai đó muốn can thiệp vào kế hoạch của họ.
- Thường gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm. Họ có xu hướng tự dựng lên các rào cản và thu mình lại đằng sau bức tường của bản thân.
- Thực tế họ cần rất nhiều sự hướng dẫn, đặc biệt là trong vấn đề nuôi dạy con trẻ. Vì họ dễ rơi vào một trong hai thái cực sau: qúa nuông chiều, hoặc quá nghiêm khắc với con cái.
- Khi rơi vào trạng thái ham mê công việc cần tự hỏi bản thân làm việc, kiếm tiền vì ai. Cần dành thời gian chăm sóc ân cần hơn cho mọi người xung quanh.
- Cần học cách cư xử khéo léo. Số 8 có thể nói những điều họ cảm nhận miễn sao cách nói cần cẩn trọng hơn.
- Cần học cách cười đùa, hài hước với cuộc sống nhiều hơn.
- Cần học cách bày tỏ tình cảm của mình với mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân yêu, gia đình nhiều hơn.
- Quan trọng nhất là họ cần nhận ra điểm yếu của bản thân trong việc bày tỏ tình yêu thương, vì đa số người Số 8 không ý thức được về điều này.
- Bày tỏ lòng biết ơn là một cách để tập biểu đạt các tầng cảm xúc sâu hơn.
Số 9. Người theo chủ nghĩa nhân đạo- Khi hoài bão của họ biến thành tham vọng, chúng có thể đàn áp và hủy hoại những lý tưởng tốt đẹp mà họ từng nuôi dưỡng. Dễ dẫn đến phát triển thái độ tự xem mình là trung tâm, dễ tạo thành tính cách thô lỗ, thích chỉ trích người khác.
- Ở rung động tiêu cực họ dễ trở thành nạn nhân của thói đạo đức giả.
- Bản tính hay lý tưởng hóa dẫn đến việc họ có thể không giỏi nhìn người.
- Khi có gia đình riêng, dễ có xu hướng muốn trở thành bậc cha mẹ hoàn hảo, dễ khắt khe với bản thân. Vì có nỗi sợ rằng sai lầm của mình sẽ tác động đến con cái.
- Thường có xu hướng muốn tự giải quyết vấn đề của riêng mình. Nhưng lại thích ôm đồm thêm, quan tâm việc người khác.
- Nên tìm hiểu thêm các công cụ đánh giá con người, ví dụ như tâm lý học hành vi, hoặc Thần số học,..sẽ giúp người số 9 phát triển trực giác và trí tuệ tốt hơn.
- Cần rèn luyện tính kiên nhẫn và kiên định.
- Bản chất họ thường nghiêm túc hóa mọi chuyện quá mức, nên cần học cách vui cười và thưởng thức những trò đùa dí dỏm nhiều hơn để mang lại sự cân bằng trong cuộc sống.
- Cần học cách giảm bớt cường độ quan tâm người khác, đồng thời học cách mở lòng và biết nhờ vả người khác khi quá sức.
- Cần học cách bớt lo nghĩ và trân trọng bản thân nhiều hơn
- Học cách tránh sa đà vào quá khứ.
Số 10. Người thủ lĩnh.- Sự tự tin của người số 10 đôi khi có thể khiến họ muốn áp chế, hay phê bình, chỉ trích người khác. Dù có ý tốt nhưng họ thường làm một cách thiếu khôn ngoan, và dẫn đến sự bất hòa nghiêm trọng.
- Dễ bị hiểu lầm là kiêu ngạo, độc tài, nhưng thực chất vì họ có xu hướng muốn phân định rạch ròi và muốn tự có trách nhiệm với mọi thứ.
- Có nhiều năng lực cạnh tranh, dẫn đến việc nếu không được giải tỏa năng lượng hợp lý sẽ trở nên quyết liệt và hủy diệt.
- Dễ bị sự hài lòng tức thì và kết quả trước mắt, những thứ ngắn hạn thúc đẩy bản thân dễ bốc đồng và thiếu quan tâm người khác.
- Nên ý thức kiểm soát "cái tôi", hướng đến chiều sâu tâm hồn và tránh lối sống hời hợt.
- Cần học cách lắng nghe lời góp ý của mọi người.
- Cần học cách tự hào về bản thân
- Nên tập yoga hoặc các môn nhẹ nhàng thư giãn đầu óc.
- Nên chủ động tham gia các hoạt động mang tính xây dựng và sáng tạo, để có thể tiếp nhận thêm những quan điểm sâu sắc hơn từ người khác
- Cần ý thức về việc phát triển tinh thần kỷ luật bản thân để vượt qua sự u sầu và cảm giác bất an.
- Cần học cách phân biệt cái gì quan trọng, cái gì không quan trọng để tránh lãng phí thời gian theo đuổi những điều không đáng.
Số 11. Người tâm linh- Con số chủ đạo 11 nằm trong số ít ỏi những người được trang bị "vốn tâm linh" tiềm tàng tốt đẹp nhất, điều này cũng song hành với trách nhiệm của họ với cuộc sống. Tuy nhiên đa số họ lại bị quyễn rũ bởi những cám dỗ của đời sống vật chất và không nhận ra mục đích cao cả của mình
- Khi sống tiêu cực và nghiêng về hướng vật chất, cuộc sống của họ dễ lao đao và lệch khỏi con đường sứ mệnh của mình. Từ đó, họ dễ có cảm giác cay đắng và hằn học, dễ biểu hiện thái độ thờ ơ và lạnh nhạt với mọi thứ xung quanh. Hoặc dễ lạc lối và tìm kiếm sự khuây khỏa trong thế giới vật chất, hoặc các chất kích thích.
- Tuy thích giúp người, nhưng họ lại có xu hướng từ chối sự hỗ trợ từ người khác.
- Cần học cách cân bằng đời sống vật chất và những lý tưởng mà họ tìm kiếm bên trong.
- Nên ý thức các lĩnh vực tinh thần không thể bị trộn lẫn với các giá trị thương mại.
- Cần học cách biểu đạt những giá trị tinh thần và tâm linh của mình một cách thực tế.
- Học cách lắng nghe trực giác chứ không phải bị thúc đẩy bởi những thèm muốn đơn thuần (như mong muốn được thừa nhận, được tưởng thưởng, hay được ai đó trả ơn)
- Học cách đón nhận sự giúp đỡ, tình yêu từ người khác dành cho mình.

Bảng trên chỉ là những đặc điểm chung về ý nghĩa của các con số chủ đạo (chỉ số đường đời).

Bạn nên tra cứu thêm các chỉ số Thần số học khác của riêng bản thân để có cái nhìn chi tiết hơn. Hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp với mình.

Tuy con số chủ đạo là quan trọng nhất, nhưng bên cạnh đó còn có các chỉ số quan trọng khác góp phần nêu rõ ra đặc tính và vận mệnh của bạn.

Như là ý nghĩa của các con số: linh hồn, nhân cách, tên riêng, ngày sinh, thái độ sống, đường đời, năng lực tự nhiên, chỉ số vượt khó, biểu đồ tổng hợp, biểu đồ sức mạnh,...

Việc tra cứu Thần số học sẽ giúp bạn khám phá và hiểu về tấm bản đồ vận mệnh của mình rõ ràng hơn.

ý nghĩa của các con số thần số học
Cuộc sống luôn có rất nhiều sắc màu tươi đẹp khác nhau. Hãy đón nhận và trải nghiệm với thái độ tích cực nha.

4. Thay đổi góc nhìn, đánh giá khách quan đối với mọi thứ trong cuộc sống (quan điểm cá nhân)

Theo quan điểm của mình thì mọi thứ trong cuộc sống, mỗi tình huống hay sự kiện xảy đến với ta, chúng đều có tính hai mặt. Tương tự như cách hiểu về ý nghĩa của các con số, hiểu về tiềm năng và mặt hạn chế. Chúng đều giúp ta phát triển hơn trong cuộc sống.

Chính các tính chất đối lập này sẽ làm nổi bật nhau hơn, làm đòn bẩy cho mặt còn lại.

Như là có buồn thì mới có vui, có đen đủi và kém may mắn thì mới dễ dàng nhận ra, trân trọng những cơ hội, vận may của bản thân. Có đói nghèo thì mới hiểu thế nào là đầy đủ vật chất, tiền tài, hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Phổ biến hơn nữa thì có sự đối lập của người hướng ngoại và người hướng nội, kỷ luật và vô kỷ luật. Có so sánh về sự yếu đuối và sự mạnh mẽ, về sự cảm thông, thấu cảm và vô cảm.

Mọi người thường luôn thích sự mạnh mẽ, vui vẻ, tích cực, giàu có và xua đuổi, né tránh cảm giác yếu đuối, đau buồn, tiêu cực và nghèo đói.

Mình đã từng đọc được ở một quyển sách nào đó rằng mọi sự vật, hiện tượng, tính chất đều được con người đặt tên cho. (Hiện mình không nhớ là đọc ở quyển sách nào, nếu sau nhớ ra mình sẽ bổ sung trích dẫn cụ thể nhé. Còn hiện tại đây chỉ là góc nhìn tổng quan do mình hiểu và nhớ thôi)

Đó chỉ là cái tên, cái danh từ, tính từ, động từ được con người đặt ra để tạo thành ngôn ngữ giao tiếp.

Chính mỗi chúng ta mới là người tự quyết định xem mình đón nhận và cảm thấy những cảm xúc, trải nghiệm và bài học này ra sao.

Hãy thử thay đổi chút góc nhìn nhé, thay đổi quan điểm, cách đánh giá "bất công" cho những cảm xúc, tình huống tiêu cực, đau buồn, xấu hổ, nhục nhã, yếu đuối, nghèo đói. Vì những sắc thái, cảm xúc, tình huống này cũng rất đáng trân trọng.

Mọi việc xảy ra thì luôn có lý do.

Và việc hiểu về ý nghĩa của các con số, hiểu sâu sắc hơn về tác động của các con số trong cuộc sống cũng là một góc nhìn mới rất hữu dụng.

Với việc thay đổi góc nhìn mới thú vị này, biết đâu bạn sẽ nhận ra cuộc sống của mình vốn đã luôn ngập tràn may mắn và rất nhiều điều đáng hạnh phúc mỗi ngày.

Xem thêm bài viết: 6 ứng dụng hữu ích cho cuộc sống hàng ngày khi bạn hiểu về ý nghĩa các con số.

Xem thêm bài viết: 4 công cụ quan trọng giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống: Thần số học, Tarot, Chiêm tinh và Tâm lý học

bói tarot, thần số học, ikigai là gì

You may also like

Leave a Comment